RAA là gì?

RAA là gì?

Nó là chữ viết tắt của 3 từ Rope Access Application: Ứng dụng Rope Access. Sở dĩ chúng tôi muốn giữ nguyên cụm từ “Rope Access” mà không dịch nó ra tiếng Việt vì có dịch cũng chẳng ai hiểu thì nên sử dụng cụm từ tiếng Anh nhiều khi nói mọi người còn dễ hiểu hơn ví dụ như chúng ta vẫn chấp nhận vay mượn 1 số từ tiếng anh mà không cần phải dịch ra như email, hay google hay Grab, nói chạy Grab thì anh cũng biết chứ không cần phải dịch là xe công nghệ hay gì gì mất thời gian dài dòng, tương tư nói email thì ai cũng hiều chứ không cần phải nói hộp thư gì gì cả…

Chính vì vậy chúng tôi muốn giữ nguyên cụm từ Rope Access vì bản thân nó đủ nghĩa chứ nếu chúng ta cố tình dịch ra thì nó sẽ không bao hàm hết ý (có một ai đó trước đây đã có dịch nó là đu dây tiếp cận nhưng lại cũng chưa rõ đu dây tiếp cận là gì? hay nếu đu dây nhưng không tiếp cận thì sao?…càng dịch càng rối)

Trung tâm Rope Access Application (RAA) là 1 nơi có khả năng đào tạo cho tất cả các bạn trong ngành đu dây.

Ứng dụng cho tất cả các ngành nghề, hạng mục công trình có liên quan đến việc sử dụng dây từ ứng dụng trong làm việc đến thể thaocứu hộ nếu có liên quan đến dây

 

Danh sách các học viên đã được huấn luyện tại trung tâm sstc.vn trước đây và là trung tâm raa.vn hiện nay

Khoá IRATA tháng 3/2018
STT Tên học viên Level Hiệu lực Công ty
1 Nguyễn Văn Kiên 1 03/2018 – 03/2021 Vivablast
2 Nguyễn Văn Sang 1 03/2018 – 03/2021 Vivablast
3 Nguyễn Huy Hoàng 1 03/2018 – 03/2021 Vivablast
4 Trần Văn Hoàng 1 03/2018 – 03/2021 Vivablast
5 Lâm Quốc Toàn 1 03/2018 – 03/2021 Vivablast
6 Phan Trung Đức 1 03/2018 – 03/2021 Vivablast

 

Khoá IRATA tháng 6/2018
STT Tên học viên Level Hiệu lực Công ty
1 Đào Quý Hợi 3 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco
2 Lê Đỗ Dũng 3 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco
3 Hoàng Hải Quân 3 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco
4 Lê Tiến Dũng 2 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco
5 Nguyễn Văn Cường 1 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco
6 Nguyễn Đình Thuận 1 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco
7 Khúc Ngọc Hiếu 1 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco
8 Nguyễn Đức Dũng 1 02/06/2018 – 02/06/2021  Phateco

 

Khoá IRATA tháng 9/2018
STT Tên học viên Level Hiệu lực Công ty
1 Đinh Hải Đăng 3 09/2018 – 09/2021  Phateco
2 Lê Như Hải 2 09/2018 – 09/2021  Phateco
3 Trần Anh Tuấn 2 09/2018 – 09/2021  Phateco
4 Phạm Văn Tuyến 1 09/2018 – 09/2021  Phateco
5 Nguyễn Văn Nguyên 1 09/2018 – 09/2021  Phateco
6 Phạm Thanh Nam 1 09/2018 – 09/2021  Phateco
7 Nguyễn Văn Tuấn 1 09/2018 – 09/2021  Phateco
8 Phạm Văn Trung 1 09/2018 – 09/2021  Phateco

 

Khoá IRATA tháng 2/2019
STT Tên học viên Level Hiệu lực Công ty
1 Nguyễn Đức Anh 1 2/2019-2/2022 Phateco
2 Phạm Thanh Sơn 1 2/2019-2/2022 QMI
3 Nguyễn Thành Chiến 1 2/2019-2/2022 QMI
4 Ngô Văn Hào 1 2/2019-2/2022 Mạo Hiểm Việt Nam
5 Lê Quang Hiếu 3 2/2019-2/2022 PVD

 

Khoá IRATA tháng 3/2019
STT Tên học viên Level Hiệu lực Công ty
1 Lê Trung Lộc 1 3/2019-3/2022 QMI
2 Đặng Quốc Khánh Sơn 1 3/2019-3/2022 Alpha
3 Huỳnh Thiện Tâm 1 3/2019-3/2022 Alpha
4 Nguyễn Đình Duy  1 3/2019-3/2022 Alpha
5 Nguyễn Văn Đông 1 3/2019-3/2022 Đức Tùng
6 Lữ Quốc Nam 1 3/2019-3/2022 Đức Tùng

 

Khoá IRATA tháng 5/2019
STT Tên học viên Level Hiệu lực Công ty
1 Đặng Ngọc Trương 1 5/2019-5/2022 Alpha
2 Nguyễn Trung Hậu 1 5/2019-5/2022 Alpha
3 Trần Thanh Trường Hậu 1 5/2019-5/2022 Alpha
4 Mai Văn Kiều 1 5/2019-5/2022 Alpha
5 Chu Văn Lai 2 5/2019-5/2022 Alpha
6 Lê Ngọc Phúc 2 5/2019-5/2022 Alpha

 

Khoá IRATA tháng 7/2019
STT Tên học viên Level Hiệu lực Công ty
1 Đặng Khánh Lâm 1 7/2019-7/2022 Alpha
2 Nguyễn Duy Đức 1 7/2019-7/2022 Alpha
3 Nguyễn Văn Hoàng 1 7/2019-7/2022 Alpha
4 Phạm Ngọc Sơn 1 7/2019-7/2022 Alpha
5 Trần Công Vinh 1 7/2019-7/2022 Alpha
6 Trần Phương Bắc 1 7/2019-7/2022 Alpha

Khóa học chương trình IRATA

huan luyen rope access

Khoá học do trung tâm SB Rope Access Specialist thành viên của hiệp hội IRATA quốc tế với serinumber 3072 O/T đảm nhận
Thời gian học: 05 ngày từ thứ 2 đến thứ 7
Số lượng học viên: Mở theo yêu cầu doanh nghiệp nhưng từ 6 người trở lên sẽ mở lớp
Nếu đăng ký lẻ sẽ chờ ghép lớp
Giá trị chứng chỉ: Do IRATA cấp có giá trị toàn cầu về đu dây
Hiệu lực của chứng chỉ: 02 năm theo quy định của IRATA
Cấp độ: IRATA có 3 cấp độ từ Level 1 đến Level 3 và trung tâm đều có đào tạo đầy đủ
Chi phi: Mr.Luân: 0903 772 042
Chí phí đã bao gồm trang thiết bị phục vụ trong quá trình học và bao gồm thuế VAT
Chí phí: level 1 = Level 2 = level 3

Ngoài ra quý khách hàng cần trang bị đồ rope access chúng tôi cũng là đại lý chính hãng Petzl nên có bán đầy đủ cho các bạn Liên hệ: Mr. Luân 0903 772 042

Ứng dụng

PHẠM VI ỨNG DỤNG ROPE ACCESS HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM

Hiện nay khi nói đến nghề đu dây hay còn gọi là “người nhện” thì hầu hết mọi người chỉ nghĩ ngay đến công việc sơn nước ngoài trời và vệ sinh lau kính nhà cao tầng. Vì những công việc này gần như mọi người thường thấy hàng ngày.
Nhưng thật ra nghề đu dây hiện nay du nhập vào Việt Nam rất rộng rãi hơn nhiều. Chính vì vậy mình không dùng từ người nhện hay spiderman mà phải dùng từ Rope Access Application vì tính ứng dụng rộng rãi của nó trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Theo sự thống kê sơ bộ thì có khoảng gần hơn 20 ngành nghề hay công trình, hạng mục công trình nguy hiểm cần hoặc liên quan đến ứng dụng Rope Access:

1. Công việc lắp đặt biển quảng cáo trên các mặt dựng của các nhà cao tầng
2. Vệ sinh các máy lạnh (cục nóng) thường gắn bên hông, phía sau… các nhà
dân dụng, khách sạn…
3. Lắp đặt các bảng điện tử đèn LED các trụ quảng cáo ngoài trời
4. Công việc bảo trình các trụ cầu dây văng, cầu đường bộ, đường sắt
5. Trong công việc cây xanh như tỉa cành, cắt nhánh, đốn hạ…
6. Bảo trì định kỳ các công trình nhà máy nhiệt điện
7. Bảo trì các nhà máy công nghiệp, nhà máy lọc đầu, khí ga…
8. Bảo trì các công trình đập thuỷ điện
9. Bảo trì các công tình đập thuỷ lợi lớn
10.Bảo trì các công trì trụ tuabin gió
11.Bảo trì các mái kết cấu thép các hạng mục nhà thi đấu, sân vận động… các
công trình thể thao
12. Bảo trì các trụ cáp treo
13. Bảo trì các trụ tháp phát thanh, truyền hình.
14. Bảo trình các công trình các trụ BTS bưu chính viễn thông.
15. Bảo trì các công trình điện lực, truyền tải điện cao thế…
16. Bảo trì các công trình ống khói nhà máy công nghiệp nặng
17. Bảo trì các công trình có xylo loai lớn như ximang, hoá chất, thức uống,
thức ăn gia súc…
18. Trong công tác sơn nước ngoài nhà các công trình cao tầng
19. Trong công tác vệ sinh lau kính nhà cao tầng
20. Ứng dụng Rope Access trong thể thao như các trò chơi leo núi trong nhà,
ngoài trời, các trò chơi mạo hiểm, High rope course, Zipline, Swing…
21. Công tác NDT (kiểm định không phá huỷ)trong các nhà máy công nghiệp, các đường ống áp lực…
22. Các nhà máy dịch vụ sửa chữa bảo trì tàu biển
23. Các công tác cứu hộ, cứu nạn trên cao hoặc không gian hạn chế
24. Các công trình offshore liên quan đến dầu khí, giàn khoan dầu khí, dịch
vụ dầu khi ngoài khơi và trong bờ
25. Trong các công việc làm việc trên mái cao có khả năng té ngã cao như
chống nóng, chống dột hay sắp tới bùng nổ là vệ sinh các tấm pin năng
lượng mặt trời áp mái….

Việc ứng dụng Rope Access ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có 1 cơ sở, trường học hoặc trung tâm nào đào tạo cho các bạn 1 cách chính quy chuyên nghiệp giúp cho các bạn hiểu rõ các kỹ thuật liên quan đến dây từ kỹ năng làm việc cho đến các kỹ thuật an toàn.Đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp nguy hiểm nhất này.
Do đó chúng tôi quyết định cho ra đời trung tâm ứng dụng Rope Access Application nhằm đáp ứng tất cả những việc đó cho các bạn. Từ nay các bạn hoàn toàn có thể yên tâm hành nghề hoặc bước chân vào nghành nghề này nếu các bạn thích trải nghiệm độ cao, các bạn sẽ được đào tạo bài bản hơn, hiểu rõ hơn để các bạn có thể làm việc an toàn hơn

Dịch vụ:

dich-vu-thi-cong

Hiện nay công ty chúng tôi có nhận dịch vụ các công việc thi công liên quan đến kỹ thuật Rope access như:
1. Công việc nhận làm dịch vụ bảo trì & kiểm định các chi tiết công trình bao gồm:

  • Kiểm tra trực quan(bằng mắt), chụp ảnh, quay phim các chi tiết trên cao định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm tuỳ theo yêu cầu.
  • Kiểm tra, kiểm định chi tiết đường hàn kỹ thuật, đường ống áp lực… bằng phương pháp không phá huỷ NDT/NACE.
  • Kiểm tra độ bền chịu kéo của các sợi cáp trong các công trình cầu dây văng
  • Đo kiểm tra các cảm biến chuyển vị bên dưới các bản mặt cầu trong suốt thời gian bảo hành và sử dụng
  • Vệ sinh sửa chữa thay thế các chi tiết, thiết bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng

Khoá học Rope Access Application

Danh sách huấn luyện viên:

Dương Đình Luân: 0903 772 042

Thời gian khoá học: từ 1-3 ngày/khoá

Chi phí khoá học:

Chứng chỉ cuối khoá:

Cuối khoá nếu các bạn kiểm tra đạt yêu cầu trung tâm sẽ cấp cho các bạn 1 chứng chỉ xác nhận bạn đã học qua khoá về kỹ thuật ứng dụng Rope Access cho ghề của các bạn Rope Access Application for….

Ngoài ra các bạn còn được nhận thêm 1 thẻ an toàn nhóm 3 hoặc chứng chỉ nhóm 2 theo quy định của cục an toàn hiện nay để đảm bảo rằng các bạn toàn toàn có thể hành nghề đu dây

Chương trình Ứng dụng Rope Access (Rope Access Application) được chia làm 3 cấp độ khác nhau (Level 1,2,3) và mỗi cấp độ (Level) cách nhau 2 năm hành nghề thường xuyên mới được thi kiểm tra nâng cao cấp độ (Level)

chung chi RAA
chung chi RAA-mat truoc
chung chi RAA - mat sau
chung chi RAA – mat sau

Nội dung khoá học:

Giơi thiệu sơ lược các loại trang thiết bị an toàn tối thiểu sử dụng trong kỹ thuật Rope Access biết về nguyên lý hoạt động để đảm bảo trong quá trình làm việc không nhầm lẫn mất an toàn

Kỹ thuật di chuyển đi lên dây với sự hổ trợ của các dụng cụ Ascender

Kỹ thuật di chuyển đi xuống với sự hổ trợ của các dụng cụ Descender

Những nguyên tắc an toàn cần biết khi làm việc trên dây để phòng ngừa rủi ro khi làm việc

Kỹ thuật vượt chướng ngại vật khi lên, xuống dây

Giải đáp những tình huống thực tế cho các bạn học viên

Điều kiện để được cấp chứng chỉ:

  1. Chương trình được huấn luyện thực hành 100% tại Trung tâm ứng dụng Rope Access (Rope Access Application Center) hoặc tại đơn vị khách hàng (nếu có đủ điều kiện)
  2. Khi kiểm tra nếu huấn luyện tại doanh nghiệp thì bắt buộc phải có clip quay trực tiếp để chứng minh rằng học viên đó có sát hạch thực tế và được huấn luyện viên xác nhận đạt yêu cầu

Điều kiện mở lớp : 

  1. Tối thiểu 6 học viên
  2. Thanh toán học phí trước 03 ngày

Mọi chi titết xin liên hệ Mr.Luân: 0903 772 042 hoặc Mr. Ca:0907 311 316

NGƯỜI NHỆN 9X LƠ LỬNG TRÊN BẦU TRỜI SÀI GÒN

nguoi_nhen_lau-kinh

Treo mình lơ lửng bên ngoài tấm kính của những tòa cao ốc, hàng ngày nhìn thấy đời sống nhộn nhịp của giới “cổ cồn trắng”, cuộc sống của Tùng, người làm nghề lau kính trên không, là bức tranh hoàn toàn trái ngược.

Sáng cuối thu nắng vàng rực rỡ, như mọi ngày, Nguyễn Hải Tùng có mặt tại tòa nhà 25 tầng ở quận 7, TP.HCM. Chàng trai 27 tuổi này không phải nhân viên văn phòng, công chức. Tùng làm nghề lau cửa kính trên không, hay như cách cậu và đồng nghiệp thường tự gọi mình: Những “người nhện”.

Với bộ đồ bảo hộ lao động bằng vải kaki, áo liền quần màu xanh, nón bảo hiểm, găng tay, dụng cụ neo người trên mặt kính, và quan trọng nhất là bộ dây đai bảo vệ, 9X cầm theo xô, giẻ lau, vòi dẫn nước để chuẩn bị cho việc “hóa thân”.

Cheo leo trên các mảng kính của tòa nhà, Tùng thả mình xuống “ghế ngồi” là một miếng ván có kích thước khoảng 30×70 cm, được treo vào 4 đầu dây thừng, rồi buông mình ra giữa không trung.

Vừa thoăn thoắt leo trèo như “con khỉ” để thả và neo dây, chàng trai sinh năm 1990 từ từ xịt ướt mặt kính, lau bằng nước rửa chuyên dụng, rửa lại cho sạch rồi dùng thanh gạt nước làm khô.

Đến trưa, trời nắng gắt như đổ lửa, cái nóng hắt ra từ bề mặt kính dày từ độ cao gần 120 m, mồ hôi thành giọt thi nhau đổ trên gương mặt. Bộ đồ vải kaki bí bách không thấm mồ hôi, nón bảo hộ không đủ che ánh nắng mặt trời đang chiếu thẳng vào mắt. Chiếc khăn bịt mặt mỏng manh chỉ giúp giảm bớt sức nóng ran của thời tiết, cặp kính cận bị hấp hơi mờ nhòe. Tùng ngồi chông chênh như thế liên tục 4 tiếng trước khi được đổi ca.

Chênh vênh cả ngày trên không

Sài Gòn với những tòa nhà chọc trời mọc lên ngày càng nhiều. Bên cạnh những cao ốc đó là cuộc sống của nhiều người lao động, mưu sinh bằng cách bám chặt vào các khu chung cư, tòa văn phòng, như Hải Tùng và những “người nhện” đồng nghiệp của anh.

Càng nhiều tòa nhà mọc lên, nghề lau cửa kính trên không càng phát triển. Nhẩm tính, 7 năm qua, chàng trai sinh năm 1990 đã treo mình trên cả trăm tòa nhà.

nguoi_nhen_lau-kinh
nguoi_nhen_lau-kinh

Tên và địa chỉ của mỗi cao ốc khác nhau, nhưng việc chuẩn bị thì chỉ có một: Đầu tiên, nhóm 5 thành viên của Tùng được chia ra 3 người leo, một người canh dây ở sân thượng. Người con lại đảm bảo an toàn ở dưới đất.

Trước khi thả mình ra không trung, Tùng và các đồng nghiệp phải xác định vị trí thích hợp để cột, thắt dây bằng gút chuyên dụng. Ở những vị trí dây ma sát phải được chêm thật kỹ, tránh bị cạ làm hư hỏng, đứt, gây nguy hiểm.

Sau khi ngồi vững giữa độ cao cả trăm mét, Tùng neo mình theo những mảng kính lớn, cố gắng di chuyển ngang hết mức có thể để tăng diện tích kính được lau.

Việc khó nhất là lấy đà sao cho dây di chuyển với biên độ dao động lớn. Khi nhoài người tới được nơi cần lau, 9X phải nhanh tay chụp dụng cụ neo người lên mặt kính, một tay gồng cứng để giữ cân bằng, giúp người không bị trả về vị trí cũ, một tay nhanh chóng lau, kết hợp nhịp nhàng với vòi xịt nước đang ngậm chặt ở miệng.

“Đau khổ nhất là nước xà phóng chuyên dụng bắn vào mắt cay xè, không dụi được vì hai tay đều bận. Đã thế, mồ hôi mặn chát thi nhau chảy xuống nữa. Thôi đành ‘ti hí’ mắt, chịu đựng đến khi lau kính xong”, Tùng trầm lặng nói vài câu ít ỏi sau vài tiếng liên tục tập trung cao độ để làm việc.

“Có lần say nắng đổ bệnh phải nằm cả tuần. Ngày đấy, cứ nghĩ đến lại phải treo mình đón nóng tiếp thấy sợ đến rùng mình ấy. Nhưng công việc vẫn phải làm thôi, 7 năm rồi cũng quen. Anh em nào cũng vất vả như mình cả”, Tùng nhún vai, nói.

Chàng trai miền Tây tâm sự công việc này không quá phức tạp như nhiều người tưởng. Việc di chuyển cùng dây neo bảo đảm cũng rất an toàn vì đã được móc nối cẩn thận, nếu lỡ xảy chân cũng không bị rơi xuống.

“Mà dây này là hàng nhập Mỹ xịn, chịu được 2 tấn lận”, cậu khoe.

Anh Tạ Kim Thủy – Giám đốc công ty nơi Tùng làm việc, người có 18 năm trong nghề vệ sinh công nghiệp và lau kính – cho biết chỉ cần neo dây sai, dây bị tuột hoặc chịu không nổi tải trọng, công nhân có thể phải trả giá bằng tính mạng.

Vì vậy, công đoạn chuẩn bị phải rất cẩn thận. Công nhân thường kiểm tra chéo sau khi buộc dây và sau cùng có đội trưởng kiểm tra lần cuối trước khi thả.

Lao động không ngừng nghỉ khi đang treo mình trên dây trong vòng 4 tiếng, “người nhện” 9X hạ cánh an toàn xuống đất với gương mặt mệt mỏi và bộ quần áo ướt sũng, nhưng miệng vẫn nhoẻn nụ cười trấn an đồng nghiệp.

Sau một buổi sáng treo mình trên không, tổ công nhân của Tùng có vài phút nghỉ ngơi ít ỏi. Bữa trưa của anh em thường diễn ra trong quán cơm bình dân nhỏ quen thuộc Quán nóng bức và chật chội nhưng lại có giá rất mềm, chỉ 20.000 đồng/suất.

“Cơm của tui bán cho các chú ấy rẻ nhưng đầy đủ món mặn, món xào, canh và cơm thì thêm thoải mái”, chị Mai – chủ quán – cho biết.

Bữa ăn diễn ra khẩn trương. Vài câu chuyện tếu táo nhanh chóng kết thúc để có 30 phút ngủ trưa trước khi vào giờ làm buổi chiều. Các “người nhện” dùng sân thượng tòa nhà làm giường ngủ, ghế làm gối kê đầu, quần áo làm khăn chùm che nắng, và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau một buổi sáng mệt mỏi.

Về nhà khi thành phố lên đèn

Đầu giờ chiều, cái nắng hầm hập không giảm bớt mà còn gắt gao hơn. Từng người lại lặng lẽ trượt trên bề mặt của chảo lửa khổng lồ, mồ hôi hòa với nước lau kính. Hơi nóng lúc 2-3 giờ chiều táp vào cơ thể. Cổ họng ai cũng khô khốc, hoa mắt choáng váng, cơ thể chao đảo.

4 tiếng buổi sáng, 4 tiếng buổi chiều gian nan, khi dây đu thả xuống tới mặt đất, Tùng mệt lả vì mất sức. Nhanh chóng cởi bỏ dụng cụ an toàn, anh xịt nước tắm tại chỗ, thay đồ, lên xe về nhà khi đồng hồ điểm 18 giờ.
Rời đi khi phố phường còn vắng vẻ, trở về lúc đường xá bắt đầu thấp thoáng ánh đèn, 20 km về nhà của Tùng không tránh khỏi tắc đường, khói bụi. Dù vội vã, “người nhện” không quên ghé chợ mua bó rau muống và miếng thịt để nấu bữa tối.

“Ngày nào cuối tháng lãnh lương thì ‘chơi sang’, mua thêm đồ tươi như tôm, cá cải thiện, hoặc ít trái cây cho vợ ăn thêm”, Tùng kể bữa cơm đạm bạc hàng ngày chỉ có hai vợ chồng, lâu lâu mới có hai người em ruột qua chơi, ăn cùng.

Tổ ấm của anh với vợ tên Liên, 26 tuổi, quê ở La Gi, Bình Thuận, công nhân công ty thủy sản, là căn phòng nhỏ trong khu trọ nghèo. Muốn vào được nhà cũng phải chịu khó vòng vo qua dăm con hẻm.

Những ngày mưa, nước ngập lênh láng, có khi dâng cao tràn cả vào phòng. Còn những ngày nắng nực, hơi nóng từ mái tôn phả xuống hầm hập như lò sấy. Hai vợ chồng không thể nằm được ở phòng ngủ mà phải trải chiếu nằm dưới sàn nhà.

Như hàng trăm căn phòng trọ lẩn khuất ở Sài Gòn, nhà của đôi vợ chồng trẻ có gác lửng, phòng ngủ, nhà bếp, vệ sinh, nhà kho quanh quẩn trong diện tích chừng 25 m2. Giữa nhà, Tùng lắp một chiếc xà đơn nhỏ để tập thể dục mỗi khi rảnh rỗi.

Ước mơ của ‘người nhện’

Ngày ngày đi qua những cao ốc hiện đại, sang trọng ở Sài Gòn, treo mình bên ngoài những tấm kính, nhìn thẳng vào đời sống văn phòng nhộn nhịp của giới “cổ cồn trắng”, cuộc sống của Tùng, Liên là bức tranh hoàn toàn trái ngược.

Cô gái sinh năm 1991 cũng ít nói như chồng, nhưng ánh mắt không có được niềm vui hay sự lanh lẹ như Tùng. Giọng nói, dáng đi, nụ cười, cho tới cả cái cúi đầu của Liên luôn có chút gì đó cam chịu và chấp nhận.

Hạnh phúc của cô công nhân mỗi ngày trôi qua chỉ là được thở phào khi nghe tiếng xe máy của chồng đã về tới cổng.

“Anh Đen (bạn của Tùng) từng ngã chấn thương cột sống vì bị gió thốc khi đang đu dây leo kính ở công trình bên quận 2. Em khóc òa và chỉ muốn chồng mình bỏ ngay công việc nguy hiểm này. Nhưng nghĩ lại, anh ấy nghỉ thì biết làm gì kiếm tiền? Vì chén cơm manh áo mà em nhắm mắt nhìn người mình yêu thương phải treo ngược mình ngoài không trung mỗi ngày”, Liên nhỏ giọng, nói.
Sinh ra trong một gia đình nghèo chỉ có nghề làm ruộng ở Đầm Dơi, Cà Mau, để kiếm tiền lo cho tương lai, năm 18 tuổi, “người nhện” một mình lên thành phố bươn chải và theo học ở trường Cao đẳng Điện lực.

Dù làm thêm đủ nghề và luôn cố gắng đi học để có tương lai tươi sáng, chi phí học tập, sinh hoạt ở một thành phố lớn vẫn đè nặng lên đôi vai chàng trai nghèo. Một lần, có người bạn rủ Tùng đi bán hàng đa cấp. Bùi tai và nhen nhóm hy vọng kiếm được món tiền đổi đời, Tùng nghe theo, thậm chí còn rủ hai em ruột chơi chung.

“Kết quả một năm sau, ba anh em mất hơn trăm triệu tiền vay mượn khắp nơi. Như có ma xui quỷ khiến vậy, tôi cứ lao đầu vào, mất hết tiền lại tìm cách đóng thêm. Thật ngu dốt”, 9X kể lại.

Nhưng cũng chính những tháng ngày đó giúp anh gặp được Liên, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cuộc đời.

Kể từ đó, Tùng gắn cuộc đời với những ngày treo ngược cơ thể bên ngoài các tòa nhà, từ Bình Thuận, Sài Gòn, Vũng Tàu, tới các tỉnh Tây Nam Bộ. Cậu tự nhận mình may mắn, được phù hộ nên chưa từng bị thương, lại có người chủ tốt, anh em đồng nghiệp quý mến, và vợ cảm thông.

Trong nhà hai vợ chồng, ngoài những vật dụng sinh hoạt hàng ngày, vị trí trang trọng nhất đặt chiếc bàn thờ. Mỗi sáng, khi Tùng đi làm, Liên lại thắp một nén hương, khẩn cầu tổ tiên bảo vệ cho người bạn đời không gặp hoạn nạn.

“Hai đứa có ước mơ gì không?”, tôi hỏi Tùng.

“Ở vị trí của tụi em giờ này mà nói có ước mơ gì hay không thì xa xôi quá. Cảm giác như mình chẳng còn quyền được mong ước nữa” – chàng trai trẻ cúi đầu – “nhưng vẫn mong một ngay gom đủ tiền, mở cho vợ cửa hàng nhỏ bán tạp hóa hoặc đồ ăn sáng. Liên đỡ vất vả, lại không phải mua bán thực phẩm giá cao bên ngoài”.

Khi Tùng nói câu này, bên ngoài kia, rất nhiều tòa nhà cao ốc khác tại Sài Gòn vẫn đang liên tục mọc lên, với cửa kính sáng lóa, đèn màu lấp lánh.

Nguồn: Báo Zing ( Hải An – Ngân Giang)

Tôi làm ‘người nhện’: Sợi dây sinh tử

du-day-lau-kinh

Khi chấp nhận đánh cược tính mạng, đu người lên sợi dây để lau kính các tòa nhà, cao ốc, người làm nghề đều hiểu sợi dây ấy chính là ‘lằn ranh’ giữa sự sống và cái chết.

Thót tim

Sau nửa tháng dần quen với công việc, Thiên nhận xét tôi học nghề khá nhanh và tin tưởng giao nhiệm vụ.
Từ nay đến cuối năm là giai đoạn Léman Luxury Apartments bàn giao căn hộ cho khách. Khi biết khách sắp sửa nhận căn hộ nào là chúng tôi tất bật với việc lau kính mặt ngoài căn hộ đó. Đó là lý do chúng tôi không lau kính từ tầng cao nhất xuống tầng thấp nhất như cách thường làm của những “người nhện” ở các tòa nhà, mà chỉ lau ở những căn hộ sắp sửa được bàn giao.

Hơn nửa tháng sau sự cố đầu tiên giúp tôi có thêm những kinh nghiệm: biết cách ngồi để không mỏi, cách để vật dụng không bị rơi, cách điều khiển các móc khóa sao cho dây trượt từ tầng cao xuống tầng thấp… Tôi tự tin mình có thể hoàn thành tốt công việc.
Nhưng người tính không bằng trời tính. Chiều 18.11, tôi lau kính ở một căn hộ tầng 8. Khi đang căng mình phơi lưng lau kính dưới cái nắng như đổ lửa thì gió bắt đầu thổi, càng lúc càng mạnh hơn. Cái ghế ngồi chao đảo. Trong tích tắc, mưa đến thật bất ngờ.
Tôi luống cuống không biết xử lý tình huống này như thế nào. Hoảng loạn và lo sợ. Hai sợi dây đong đưa, cả người tôi lủng lẳng…
Từ tầng 11, Thiên nói vọng xuống: “Cứ bình tĩnh. Lấy dụng cụ hít kính gắn chặt vô kính, móc chân vào đó là sẽ cố định được vị trí, không bị đong đưa nữa. Rồi mở khóa, tuột nhẹ nhàng, từ từ xuống thôi, không sao đâu”.

Hên là tôi làm được!

Những sự cố này tôi gặp liên tục, nhất là thời gian này Sài Gòn hay mưa buổi chiều. Có khi trời đang nắng chang chang, nhưng mây mù kéo đến thật nhanh, thế là phải bình tĩnh tìm cách tuột dây xuống để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Vì quen với nghề, nên trưa 3.12, Thiên bảo tôi lau giúp căn hộ penthouse ở tầng 23. “Chỉ có một căn này thôi. Mình neo dây kỹ lưỡng rồi leo ra ngoài cửa, chứ không phải trèo lên tuột xuống gì cả, không nguy hiểm lắm đâu”.
Tôi đồng ý. Treo dây vào người. Gắn chặt những móc khóa. Đem theo những dụng cụ vệ sinh, nhoài người bước qua cửa kính của căn hộ tầng 23. Cái nắng hắt ra từ kính làm nóng ran mặt. Lau được nửa cánh cửa, tôi bất chợt nhìn xuống. Những căn nhà dọc đường Nguyễn Đình Chiểu và Trương Định trông thật nhỏ bé. Dòng người lưu thông trên đường nhỏ như đàn kiến. Tôi biết mình đang ở vị trí cách mặt đất khoảng hơn 70 m. Có cảm giác ép tim, khó thở. Lồng ngực như muốn vỡ tung. Tôi bám tay vào thành cửa, dùng hết lực để kéo người lên. Giây phút bước được cả hai chân qua khỏi cửa để vào bên trong, tôi thở phào nhẹ nhõm…

Cheo leo trên độ cao hơn 260 m

Tòa nhà số 5 trong khu Vinhomes Tân Cảng (hay còn gọi Vinhomes Central Park, đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh) cao 46 tầng. Đứng dưới đất nhìn lên phải ngả người hết cỡ mới thấy được tầng cao nhất. Vậy mà những ngày này, có những người thả mình theo những sợi dây từ trên tầng cao nhất ấy, từ từ tuột xuống để “rửa mặt” cho những lớp kính còn dính đầy bụi bẩn.

Sau 6 tiếng đồng hồ, hai thợ đu dây lau kính là Nguyễn Văn Đức (41 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, làm nghề được 18 năm) và Nguyễn Duy Quang (29 tuổi, Q.2, TP.HCM, 7 năm đu dây lau kính) mới hoàn thành việc lau một “line” từ tầng 46 xuống tầng 1. “Tiếp đất” an toàn, Đức thở dốc, vừa lau mồ hôi vừa kể: “Mệt quá mệt. Nó là cái nghề nguy hiểm nhất thế giới. Càng xuống dưới thì càng đỡ, chứ lúc treo mình ở trên cao, gió thổi, thấy ghê vô cùng”.

Quang cũng rùng mình kể: “Ngồi ở “trển” mà nhìn xuống dưới thì chẳng thấy gì rõ cả, sâu hun hút. Vì ở vị trí cao chắc hơn 130 m so với mặt đất”.
Nhưng độ cao ấy chẳng “thấm tháp” gì so với những tòa nhà khổng lồ mà Quang và Đức đã từng chinh phục: Saigon One Tower (42 tầng, 195 m), Bitexco (68 tầng, 262 m), Saigon Center 2 (42 tầng, 193 m), Vietcombank Tower (35 tầng, 206 m)…
“Chỉ nhìn số lượng tầng và độ cao như thế cũng đủ thấy cái độ nguy hiểm rồi. Mà làm nghề này, cả thân người chỉ bám vô cái dây thôi. Sống hay chết, mọi sự đều do cái dây quyết định”, Đức tâm sự.
Không có cơ hội sửa sai
Nhìn Nguyễn Hải Tùng (28 tuổi, Cà Mau) treo người lủng lẳng ở tòa nhà Pandora Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM) để “rửa mặt” cho tòa nhà, người viết cảm thấy thót tim. Bởi lẽ anh vừa đu dây, rồi “bay qua, bay lại”, với tay để lau kính ở những vị trí xa nhất.
Tùng kể: “Hôm nào làm xong cũng mỏi và ê ẩm cả người. Rồi gặp hoài những chuyện hoa mắt, ù tai, choáng váng, cơ thể chao đảo, cổ họng luôn khô khốc… Nói thiệt, nghề này không phải nguy hiểm, mà là… quá nguy hiểm. Tôi chẳng dám nghĩ về những điều xấu nhất”.
Tùng nhớ lại, trong suốt quá trình làm nghề đã từng chứng kiến nhiều tai nạn. Một đồng nghiệp khi đang đu dây lau kính tại một tòa nhà ở Q.2 đã bị gió thổi khiến cả thân người chới với trên không trung và rơi xuống đất, bị chấn thương cột sống.
Nhiều người trong nghề cũng thú thật, đã có nhiều đồng nghiệp gặp sự cố: đứt dây, bị gió thổi… “Có người mạng lớn, có người không… Nhưng dù mạng lớn thì cũng chỉ giữ được mạng chứ không cứu nổi cơ thể tàn tật cả đời”, Trần Bảo Lâm (37 tuổi, Q.Thủ Đức, TP.HCM) kể lại với ánh mắt buồn thiu.
Lâm buồn bã khi nhớ lại vào một buổi chiều năm 2016, khi một đồng nghiệp của anh, từng chung đội đu dây lau kính, đã vĩnh viễn ra đi. “Buổi trưa còn nhường cho nhau miếng trứng chiên, nhưng đến chiều thì anh ấy trượt dây té khi đang lau kính trên tầng cao của một khách sạn ở Q.1 và không sống nổi”, Lâm kể.

Mình về đến nhà, vợ con mới yên tâm

Cứ mỗi lần lau kính xong, tiếp đất an toàn, tranh thủ thời gian nghỉ ngơi là Đức lại nhắn tin cho vợ: “Anh vừa làm xong, an toàn”. Đức nói: “Vợ ở nhà lo lắm. Chỉ khi thấy mình chạy xe về tới nhà, thì vợ với 3 đứa con mới an tâm. Ngày nào mà thấy quá giờ làm, mình không nhắn tin, hoặc vợ gọi không liên lạc được vì mình hết pin điện thoại là lòng vợ như lửa đốt”.
Ông Nguyễn Thanh Sơn (50 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) tâm sự: “Chiều mình về đến nhà thì vợ con mới yên tâm. Bởi làm cái nghề này đâu biết được “ra đi” lúc nào”.
Quang kể, chẳng thể đếm được bao nhiêu lần vợ anh khuyên ngăn rồi năn nỉ: “Bỏ cái nghề này đi chồng, kiếm nghề nào khác mà làm”. “Nhưng chắc cái nghề này nó “vận” vào người mình thì phải. Mình dứt bỏ không được, để rồi cứ mải miết làm. Cũng thấy tội vợ con thật. Cứ chiều chiều lại ngóng trông mình về. Thấy mình là vợ ôm, con sà vào lòng”, Quang trải lòng.
Cũng vì hiểu được tính chất nguy hiểm của cái nghề mà bản thân đánh cược mạng sống để mưu sinh, nên mỗi ngày trước khi đi làm, Đức hay Quang đều thắp nén nhang cầu nguyện, mong ngày làm việc suôn sẻ, bình an.

Nguồn: Báo Thanh Niên

Cược mạng sống với nghề lau kính nhà cao tầng ở Sài Gòn

lau kinh nha cao tang

Để có thu nhập 5-9 triệu đồng mỗi tháng, những “người nhện” lau kính suốt ngày phải lơ lửng trên không trung, đối mặt với nguy hiểm.

Vào dịp cuối năm, nhiều tòa nhà cao tầng ở TP HCM phải được lau chùi lớp kính để giữ được vẻ sạch sẽ bóng bẩy. Đây cũng là dịp để những người thợ lau kính “vào mùa” kiếm tiền.

Các công nhân đu mình trên các cửa sổ được gọi vui là “người nhện”. Đu mình ở độ cao cả trăm mét, họ làm việc hết sức vất vả, nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu công việc thường xuyên cũng giúp họ có thu nhập từ 300.000-500.000 đồng mỗi ngày.

Anh Tô Văn Huynh (27 tuổi, quê Đăk Nông) có kinh nghiệm 8 năm “lơ lửng trên không”. Chừng ấy thời gian, anh Huynh không chỉ làm nghề mà còn đi kiếm “thầu” cho anh em. “Công việc này không cần bằng cấp nhưng người thợ phải có chuyên môn, không sợ độ cao, tập trung và thần kinh vững chắc”, anh Huynh chia sẻ.

Để bắt đầu công việc này, từ trên những nóc nhà cao tầng, công nhân sẽ đi hệ thống dây tuột và dây an toàn. Họ phải chọn điểm cố định dây vững chắc chịu được sức tải lớn để đảm bảo an toàn. “Thoạt nhìn dây có vẻ không vững chắc, tuy nhiên sức tải của dây lên đến 1,7 tấn. Chỉ cần làm đúng thao tác chuyên môn là rất an toàn”, anh Huynh cho biết.

Điều quan trọng với công nhân lau kính ngoài rành về chuyên môn còn phải học với cách thích nghi độ cao. “Lính mới vào nghề được cho đi làm những tòa nhà thấp, chỉ 3-4 tầng rồi từ từ nâng dần độ cao lên. Sau hơn một năm làm việc này, tôi mới có thể lau ở tòa nhà cao hơn 10 tầng thôi. Dù vậy, từ trên cao nhìn xuống, lúc đầu tôi rất hay bị choáng”, anh Trương văn Thành (25 tuổi, quê Đăk Nông) cho biết.

Lơ lửng ở độ cao cả trăm mét nhưng có nhiều nhóm lau kính được công ty trang bị dụng cụ bảo hộ khá sơ sài, chỉ có đai an toàn, thiếu mũ bảo hiểm, giày… Và để có điểm tựa ở trên không trung, “người nhện” cần xài đến dụng cụ hít kính, tựa chân vào đó cho dễ lau chùi.

Thời tiết lý tưởng cho công việc này phải là những hôm trời râm mát, lặng gió nhưng số lượng ngày làm việc lý tưởng ấy rất hiếm hoi. “Gặp hôm nắng gắt thì làm một xíu là mỏi vì say nắng. Có lần, tôi lau ở tòa nhà 40 tầng mà không có chỗ bám, gió quá mạnh nên bị thổi bạt ngang gần chục mét. Nắng gió là những sự cố hay gặp nhất của nghề này”, anh Huynh cho biết.

Mỗi ngày công nhân lau kính cũng làm việc 8 tiếng như những công việc khác nhưng mệt mỏi hơn rất nhiều. “Chỉ cần tưởng tượng ngồi im trên ghế đu cả mấy tiếng liền giữa cái nắng gió là thấy mệt rồi. Hơn nữa nếu giữa chừng khát nước hay muốn đi vệ sinh, chúng tôi cũng ráng nhịn”, anh Phan Văn Út (24 tuổi, quê Đồng Nai) chia sẻ.

Anh Út cho biết, với những công trình được ốp hoàn toàn bằng kính thì việc lau chùi khá đơn giản. Độ nhanh chậm tùy thuộc vào tay nghề mỗi công nhân. Những tòa nhà xây có gờ thì lau dọn khó khăn hơn.

Những công nhân lau kính chia sẻ, họ chỉ thực sự cảm thấy an toàn khi chân chạm mặt đất. “Chúng tôi đánh cược cả mạng sống nên rất kỵ những từ như tai nạn, sự cố…”, anh Huynh nói.

Giờ nghỉ trưa, ai cũng nhanh chóng uống nước, ăn cơm để ngả lưng sớm trước khi bắt đầu lại công việc.

Vào dịp cuối năm, công việc của họ đều đặn hơn. Thợ có tay nghề có thể kiếm trung bình 400.000 đồng một ngày. “Thời gian còn lại trong năm, thu nhập của chúng tôi chỉ dao động từ 5-9 triệu đồng một tháng tùy theo tay nghề”, anh Tô Văn Đức (30 tuổi) cho biết.

Nguồn: Theo Vnexpress.